Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hoàng Sơn – Bác sĩ chuyên khoa tĩnh mạch – đã điều trị khỏi cho hơn 15.000 ca suy giãn tĩnh mạch mọi cấp độ tại phòng khám An Viên
Dấu hiệu giãn tĩnh mạch tay
Để xác định bản thân có mắc phải suy giãn tĩnh mạch tay hay không, bước đầu tiên là bạn cần phải dựa vào những biểu hiện lâm sàng như: các tĩnh mạch bị giãn rộng, các khối tĩnh mạch trở lên to lớn bất bình thường, nổi ngoằn ngoèo tập chung ở phần mu bàn tay và phần cổ tay trở xuống.
Tình trạng giãn tĩnh mạch ở tay đôi khi ít được quan tâm và với một số người đây còn là một biểu hiện rất bình thường. Cho đến khi bệnh đã ở giai đoạn cuối, gây nên những đau đớn và hậu quả rất nghiêm trọng. Người bệnh mới bắt đầu tìm đến các phương pháp điều trị.
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch tay bạn cần biết?
Theo các chuyên gia chuyên nghiên cứu về bệnh giãn tĩnh mạch tay cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tĩnh mạch ở tay bị suy giãn. Và một số nguyên nhân hàng đầu có thể kể đến như:
- Độ tuổi cao: Khi độ tuổi càng cao da, cấu trúc da của con người sẽ mỏng hơn và mất đi độ đàn hồi ban đầu. Quá trình làm việc và di chuyển của các mạch máu cũng bị ứ đọng và chậm trệ hơn. Các van tĩnh mạch dần dần bị suy thoái, mất đi tính đàn hồi khiến cho các tĩnh mạch trở lên suy yếu, căng phồng, giãn to ra.
- Nhiệt độ cao: Khi phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường ở nhiệt độ cao. Máu sẽ được bơm đến các mao mạch tiếp xúc gần với da nhất với mục đích để làm mát cơ thể. Tuy nhiên chính điều này lại gây nên giãn tĩnh mạch tay.
- Bê đồ nặng: Việc thường xuyên tập các bài tập liên quan đến cơ hay liên tục phải lao động bằng các động tác ôm vác các vật nặng. Sẽ gây áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở tay. Làm chúng bị nổi lên gân xanh và giãn to hơn.
- Thói quen ngủ: Thói quen ngủ đè lên tay tưởng chừng là một thói quen gây hại tưởng chừng như vô hại. Tuy nhiên khi bị lực đè nén liên tục trong thời gian dài, khiến máu không thể lưu thông dẫn đến các tĩnh mạch bị sưng phồng.
- Phụ nữ mang thai: Sự thay đổi của nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cũng khiến cho sự đàn hồi của thành mạch bị kém hơn.
- Chế độ dinh dưỡng kém khoa học: Cơ thể bị thiếu hụt chất xơ, các loại vitamin và nước cũng tác động rất xấu đến các tĩnh mạch.
- Do di truyền: Gia đình có người tiền sử mắc suy giãn tĩnh mạch, thì những thế hệ sau cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
Xem thêm: Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Cách điểu trị giãn tĩnh mạch tay dứt điểm
Tùy thuộc vào mỗi mức độ của bệnh lý sẽ có các cách điều trị giãn tĩnh mạch tay khác nhau. Tuy nhiên hiện nay, có hai phương pháp chính điều trị suy giãn tĩnh mạch tay đó là: điều trị bằng thuốc và điều trị bằng sự can thiệp của công nghệ y khoa.
Thuốc điều trị giãn tĩnh mạch tay
Việc sử dụng thuốc tây để điều trị suy giãn tĩnh mạch với mục đích làm bền thành mạch, làm xơ hóa lòng thành mạch. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng hạn chế sự phát triển của bệnh ở mức độ bệnh rất nhẹ và trong những giai đoạn đầu tiên của bệnh, hoàn toàn không có tác dụng điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh.
Một số loại thuốc thường được các bác sĩ dùng kê đơn khi điều trị giãn tĩnh mạch tay như: daflon, rutin C, veinamitol…
Điều trị dứt điểm suy giãn tĩnh mạch tay bằng công nghệ y khoa
Hầu hết các bệnh nhân đều “làm ngơ” các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch. Chỉ quan tâm và thăm khám khi nhận thấy bệnh đã ở mức độ cực kỳ nghiêm trọng.
Khi bệnh đã bước sang giai đoạn phát triển, cách điều trị duy nhất đó chính là bạn buộc phải nhờ đến sự can thiệp của các phương pháp điều trị bằng công nghệ y khoa mới có thể chữa được dứt điểm.
Hiện nay có 3 phương pháp điều trị bằng y khoa được áp dụng để điều trị bệnh đó là:
- Tiêm xơ tĩnh mạch: Bác sĩ sẽ trực tiếp tiêm thuốc gây xơ vào lòng tĩnh mạch. Mục đích là làm cho các thành tĩnh mạch trực tiếp dính vào nhau. Nhờ vậy mà các tĩnh mạch bị suy giãn sẽ dần được loại bỏ.
- Điều trị bằng laser: Sử dụng nhiệt lượng của các tia Laser để đốt và loại bỏ những tĩnh mạch bị suy giãn.
- Keo sinh học Venaseal: Phương pháp này hiện nay chỉ có tại các bệnh viện có chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch và phải được thực hiện dưới tay của bác sĩ có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề. Chất keo được bơm trực tiếp vào thành tĩnh mạch có vấn đề. Các tĩnh mạch được sẽ dần cứng lại, rồi bị cơ thể hấp thu. Máu sẽ lưu thông tiếp tục nhưng tại ở các tĩnh mạch khoẻ khác. Từ đó mọi triệu chứng về bệnh suy giãn tĩnh mạch bị biến mất.
Tùy thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ áp dụng cách điều trị phù hợp. Tuy nhiên nhìn chung cả ba phương pháp này đều được đánh giá là đảm bảo tính thẩm mỹ, không để lại sẹo, thời gian thực hiện nhanh chóng, người bệnh có thể đi lại ngay sau khi phẫu thuật…
Trên đây là những chia sẻ của Chuyên Khoa Trị Giãn Tĩnh Mạch An Viên về nguyên nhân và phương pháp điều trị dứt điểm suy giãn tĩnh mạch tay. Để chẩn đoán chính xác về mức độ bệnh và nhận lịch thăm khám miễn phí vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline 1800 0086 để được tư vấn và hỗ trợ.