Tại sao bệnh suy giãn tĩnh mạch thường “nhắm” đến nhân viên văn phòng?
Bệnh suy giãn tĩnh mạch thông thường chỉ được bắt gặp tại những người cao tuổi. Khi chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể đã bị suy giảm đáng kể.
Tuy nhiên, thật đáng buồn khi hiện nay suy giãn tĩnh mạch đã được xếp vào Top 5 năm căn bệnh phổ biến nhất thời hiện đại.
Lý giải cho điều này các bác sĩ tại Viện Tim Mạch đã chia sẻ như sau:
“Đa phần giới trẻ hiện nay đều có xu hướng lựa chọn cho mình các công việc văn phòng. Tuy nhiên, việc ít vận động và ngồi lâu trong thời gian dài khiến cho máu ở trong các tĩnh mạch chân bị ứ đọng lại. Làm tăng áp lực lên tĩnh mạch, khiến chúng bị tổn thương nghiêm trọng”.
Do vậy mà dân văn phòng đã “nghiễm nhiên” trở thành đối tượng hàng đầu có có nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Bên cạnh đó, bệnh suy giãn tĩnh mạch còn bị hình thành nên bới các tác nhân khác như : Do ăn uống một cách thiếu khoa học, sử dụng các chất kích thích thường xuyên, sử dụng giày cao gót thường xuyên, thói quen vừa ăn vừa làm…
Dấu hiệu “mách bảo” bạn đã bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch
Sự thay đổi của cơ thể cùng các triệu chứng như đau, mỏi ở chân, nặng nề chân, sưng phù, tê rần, các búi tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo dưới da, loét da, viêm da,… Đều là những triệu chứng thường xuất hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Chị Thư – một nhân viên văn văn phòng đang làm việc tại Đống Đa Hà Nội chia sẻ:
“Ban đầu cơ thể có xuất hiện các cơn đau chuột rút, nhưng chỉ nghĩ rằng đây là những biển hiện bình thường do bản thân làm việc quá sức và phải đeo dép cao gót thường xuyên”.
Một thời gian sau chị thấy những cơn chuột rút liên tục kéo dài không chỉ ban đêm mà ngay cả ban ngày… kèm những mạch máu li ti xuất hiện dưới da rất khó chịu và mệt mỏi.
Khi ấy chị mới đến Chuyên Khoa Trị Giãn Tĩnh Mạch An Viên để kiểm tra, tại đây bác sĩ Thành – Người trực tiếp thăm khám cho chị Thư, chẩn đoán chị bị suy giãn tĩnh mạch cấp độ 3 và chỉ định phương pháp tiêm xơ để điều trị.
Cách hỗ trợ phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch
Việc luôn phải quay cuồng để xử lý một đống công việc khiến bạn phải ngồi liên tục trong mấy giờ liền là điều rất dễ hiểu. Tuy nhiên chính điều này đã ngấm ngầm hình thành nên bệnh suy giãn tĩnh mạch trong bạn lúc nào không hay.
Vì vậy vừa để đảm bảo công việc vừa phòng bệnh tốt bạn nên:
- Không ngồi quá lâu, thường xuyên di chuyển tại chỗ để tăng sự lưu thông cho máu
- Nên hạn chế mang giày cao gót và quần áo bó sát
- Chú ý đến cách ngồi làm việc đúng tư thế
- Sử dụng cắc bài tập tại chỗ cho các tĩnh mạch
Trợ thủ đắc lực giúp giới văn phòng thoát khỏi bệnh suy giãn tĩnh mạch
Để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch trong môi trường làm việc hạn chế di chuyển, bạn có thể áp dụng bài tập sau.
Đứng nhón chân:
- Nhấc gót chân lên (dùng mũi xuống hướng xuống sàn)
- Giữ nguyên tư thế trong 2s rồi hạ chân xuống
- Lặp đi lặp lại 15 lần
Bài tập này chỉ mất từ 2-3 phút thực hiện nên bạn hãy tranh thủ sử dụng đều đặn mỗi ngày khi có thời gian nhé.
Ngoài ra, trong khi ngồi bạn cũng có thể xoay khớp cổ chân theo chiều kim đồng hồ và xoay ngược lại để tăng tuần hoàn cho máu.
Phải làm gì khi mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch
Bệnh suy giãn tĩnh mạch không chỉ đem đến sự bất tiện khi sinh hoạt. Mà còn làm người bệnh cảm thấy vô cùng mất tự tin vì những đường gân xanh nổi đầy trên chân, tay, rất mất thẩm mỹ.
Vậy, bạn phải làm gì khi lỡ phắc phải bệnh suy giãn tĩnh mạch?
Đầu tiên khi thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường của suy giãn tĩnh mạch. Bạn nên chủ động theo dõi và tìm đến địa chỉ y tế cho chuyên khoa về tĩnh mạch để được thăm khám.
Suy giãn tĩnh mạch “khởi đầu” là căn bệnh lành tính nên nếu bệnh được phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng dễ dàng.
Không nên tin tưởng và bất kỳ một phương pháp nào tự điều trị tại nhà như xông, dùng thuốc bôi thuốc uống… Bởi suy giãn tĩnh mạch hoàn toàn không phải là căn bệnh đơn thuần chỉ cần tác động bên ngoài là có thể điều trị dứt điểm bệnh.
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung chất xơ, rèn luyện thể thao và tập bài tập tốt cho tĩnh mạch nhằm tăng sự đàn hồi và giảm độ giòn cho tĩnh mạch.
“Suy tĩnh tĩnh mạch được hình thành từ những thói quen, tác động bên ngoài. Tuy nhiên để điều trị được chúng bạn buộc phải nhờ đến sự can thiệp của các biện pháp công nghệ y khoa như tiêm xơ tĩnh mạch, laser, keo sinh học…”
Các phương pháp này sẽ tác động từ bên trong, phá huỷ những tĩnh mạch máu đã bị suy giãn. Từ đó bệnh suy giãn tĩnh mạch mới có thể điều trị được dứt điểm.
Trên đây là những chia sẻ của Chuyên Khoa Trị Giãn Tĩnh Mạch An Viên những kiến thức về bệnh suy giãn tĩnh mạch cho “giới công sở’.
Hãy nhấc máy lên gọi tới số 1800 0086 để có thể đặt lịch khám bệnh MIỄN PHÍ và nhận được lời khuyên từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm. .