Can thiệp Laser, RF – Điều trị giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần

Phương pháp laser nội mạch giúp loại bỏ hầu hết các tĩnh mạch bị suy giãn cũng như các triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch như đau nhức, nặng nề ở chân, chuột rút, nổi gân xanh…mà không cần phẫu thuật

Laser nội tĩnh mạch là gì?

Trước đây không có kỹ thuật đốt laser hoặc sóng cao tần, thì phải mổ mở để bóc đi toàn bộ tĩnh mạch bị giãn. Giờ đây điều trị tĩnh mạch bằng laser vô cùng hiệu quả khi để nguyên tĩnh mạch đúng vị trí của nó và chỉ làm cho nó teo lại, xơ hóa, máu sẽ được lưu thông ở các tĩnh mạch khỏe mạnh.

Điều trị suy tĩnh mạch bằng laser là kỹ thuật nhẹ nhàng, chỉ gây tê hoặc gây mê nhẹ, không cần gây mê sâu giống như các phương pháp phẫu thuật truyền thống, đồng thời xâm lấn tối thiểu. Bệnh nhân chỉ có một vết nhỏ ở vị trí luồn dây laser vào lòng tĩnh mạch mà không hề đau đớn.

Dây laser để luồn vào lòng tĩnh mạch

Ưu điểm chữa giãn tĩnh mạch bằng laser

  • Hiệu quả cao, xâm lấn tối thiểu, không đau, không để lại sẹo, thẩm mỹ sau điều trị cao.
  • Không cần dùng thuốc
  • Các tĩnh mạch được điều trị cũng sẽ không bị tái phát.
  • Thời gian điều trị chỉ trong 45 phút, có thể về nhà ngay, không cần tĩnh dưỡng, không cần kiêng cữ.

Quy trình điều trị giãn tĩnh mạch bằng laser

Bước 1: Siêu âm mạch máu để xác định vị trí các tĩnh mạch bị bệnh.

Bước 2: Bác sĩ tiến hành gây tê, gây mê nhẹ.

Bước 3: Thủ thuật luồn sợi dây dẫn kích thước siêu nhỏ vào lòng tĩnh mạch bị giãn qua hướng dẫn của máy siêu âm.

Bước 4: Kích hoạt máy laser, năng lượng laser truyền vào dây dẫn làm teo tĩnh mạch bị bệnh từ bên trong.

Bác sĩ Sơn đang siêu âm mạch máu, xác định tĩnh mạch bị bệnh
Bác sĩ Sơn đang siêu âm mạch máu, xác định tĩnh mạch bị bệnh

Điều trị suy tĩnh mạch bằng laser trong bao lâu

Một ca điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng laser chỉ trong khoảng 45 phút (tuy nhiên trước đó còn có thời gian thăm khám, xét nghiệm nên ước chừng khoảng 1 – 2 giờ là hoàn thành tất cả).

Sau khi điều trị người bệnh không cần ở lại bệnh viện tĩnh dưỡng mà có thể về ngay trong ngày, không cần uống thuốc

Bác sĩ Thành và bác sĩ Hiển đang tiến hành điều trị giãn tĩnh mạch bằng Laser
Bác sĩ Thành và bác sĩ Hiển đang tiến hành điều trị giãn tĩnh mạch bằng Laser

Ngăn ngừa tái phát sau khi điều trị suy giãn tĩnh mạch

Tuổi tác và đặc thù công việc là nguyên nhân phổ biến của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Người lớn tuổi về hưu, người làm công việc đứng lâu/ngồi nhiều như giáo viên, công nhân dây chuyền, người béo phì…đều có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch.

Tỷ lệ người mắc giãn tĩnh mạch ngày một tăng và trẻ hóa. Vì vậy, phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch đặc biệt quan trọng.

Một số lưu ý để phòng ngừa mắc suy giãn tĩnh mạch

  • Hạn chế đứng/ngồi quá lâu
  • Tập thể dục đều đặn
  • Gác chân cao khi ngồi hay nằm nghỉ
  • Duy trì cân nặng trong giới hạn bình thường (chỉ số BMI)